Diễn đàn hướng dẫn viên du lịch C5G1 và C5G2
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Chào mừng các bạn đã đến với diễn đàn hướng dẫn viên du lịch của lớp C5G1 và C5G2 khoa quản trị lữ hành hướng dẫn trường CĐ Du lịch Hà Nội
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Đây là địa chỉ forum mới của trường cao đẳng du lịch Hà Nội : www.cddl.tk

Tình hình kinh tế - văn hóa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả Thông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 492
Age : 33
Đến từ : Hà Nội
Số điểm : 7613
Danh tiếng : 10
Registration date : 08/10/2008

Tình hình kinh tế - văn hóa Vide
Bài gửiTiêu đề: Tình hình kinh tế - văn hóa Tình hình kinh tế - văn hóa I_icon_minitime13th August 2009, 8:08 pm

Các vua Đinh- Tiền Lê khi lên ngôi hoàng đế đều đã cố gắng thực thi quyền sở hữu ruộng đất nhà nước, vừa để khẳng định quyền lực vừa để nắm lấy thần dân, thu tô thuế, bắt lính. Nhà nước đã có những khu đất tịch điền ở Đội Sơn (Hà Nam) và Bàn Hải do triều đình trực tiếp quản lý để phục vụ tế lễ. Hằng năm mùa xuân nhà vua đích thân làm lễ tịch điền, đi vài đường cày để nêu gương. Các vua Đinh, Tiền Lê cũng phong cấp đất đai cho các hoàng tử, quý tộc và quan lại. Đinh Tiên Hoàng đã phong cho Trần Lãm thực ấp Ở Sơn Nam (Nam Định), sau lại cấp trang Lạc Đạo (Ninh Bình), phong đất cho hào trưởng Lê Lương làm thái ấp thuộc các huyện Đông Sơn, Thiệu Hóa và Quảng Xương (Thanh Hóa). Lê Hoàn đã cử các hoàng tử đi trấn trị tại các địa phương, phong đất cho họ để được hưởng quyền thu thuế. Lê Long Đĩnh đã phong cho Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn thực ấp ở Đằng Châu (Hưng Yên). Nhà nước cũng bước đầu thi hành chính sách trọng nông, khuyến khích sản xuất như đào vét các sông kênh (Đá Cai, Bà Hòa) ở vùng Thanh- Nghệ.

Triều đình cũng chú ý phát triển một số ngành nghề thủ công nghiệp để phục vụ vua quan và quân đội, nhất là ở kinh đô Hoa Lư. Các vua Đinh-Tiền Lê khi lên ngôi, đều cho thợ đúc tiền đồng như Thái bình thông bảo (Đinh) và Thiên phúc thông bảo (Lê). Nhiều thợ thủ công đã được tập trung ở Hoa Lư như thợ nề, thợ đá, mộc, ngọc, chạm khắc, dát vàng bạc để xây dựng kinh đô trong đó có nhiều cung điện lớn lợp ngói bạc, các cột dát vàng bạc.

Trong dân gian, các nghề truyền thống như dệt vải lụa, làm giấy tiếp tục phát triển. Tiền tệ cũng thúc đẩy việc trao đổi buôn bán hàng hóa trong các chợ làng quê và một số trị sở Hoa Lư, Tống Bình, Long Biên. Việc trao đổi buôn bán vật phẩm cũng được thực hiện với Trung Quốc và với các thuyền buôn nước ngoài.

Cùng với việc xây dựng một chính quyền nhà nước có chủ quyền, ở Đại Cồ Việt nửa sau thế kỷ X cũng đã manh nha những mầm mống của một nền văn hóa mang tính dân tộc.

Đạo Nho tuy đã xâm nhập vào Việt Nam từ đầu thời Bắc thuộc, nhưng đến lúc này, vẫn không tạo được những ảnh hưởng đáng kể, nổi trội trong đời sống tâm linh vẫn là những tín ngưỡng dân gian hòa trộn với những tôn giáo có nguồn gốc từ nền văn minh Nam Á như Phật và Đạo. Triều đình Đinh- Tiền Lê đã suy tôn Phật giáo làm Quốc giáo. Ở kinh đô Hoa Lư đã xây dựng nhiều chùa chiền (chùa Bà Ngô, chùa Tháp, chùa Nhất Trụ) và các cột kinh Phật. Các nhà sư thời kỳ này như Sùng Phạm, Đỗ Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu (Khuông Việt), Vạn Hạnh đã là các trí thức được sử dụng như những cố vấn cung đình và những nhà ngoại giao đắc lực của nhà vua, đặc biệt trong các dịp tiếp sứ thần nhà Tống. Phật giáo thường kết hợp với Đạo giáo, như Trương Ma Ni đã được phong chức Tăng lục đạo sĩ.

Nhiều loại hình văn hóa dân gian đã tồn tại trong thời Đinh- Tiền Lê: ca múa nhạc (qua truyền thuyết về bà Phạm Thị Trân dạy quân sĩ đánh trống), tạp kỹ như đi trên dây, đánh đu, trồng cây chuối (qua truyền thuyết về Văn Du Tường dùng mưu diệt quỷ Xương Cuồng ở Bạch Hạc).

Các vương triều Ngô- Đinh- Tiền Lê có thể coi như một thời kỳ lịch sử quá độ từ ngoại thuộc qua tự chủ đến độc lập. Những thập kỷ bản lề đó đã bước đầu thực hiện được sự nghiệp khôi phục độc lập, thống nhất quốc gia, xây dựng chính quyền quân chủ và đặt nền móng cho một nền văn hóa dân tộc Sự nghiệp đó sẽ được củng cố và phát triển lên một tầm cao mới trong những thế kỷ tiếp sau.

Nguồn: Tiến trình Lịch Sử Việt Nam – Nhà Xuất Bản Giáo Dục – Chủ biên PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc. Tr 68 đến 70
Về Đầu Trang Go down
https://c5g12.forumvi.com

Tình hình kinh tế - văn hóa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn hướng dẫn viên du lịch C5G1 và C5G2 :: Học tập :: Lịch sử :: Thời kì lịch sử -

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!