Diễn đàn hướng dẫn viên du lịch C5G1 và C5G2
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Chào mừng các bạn đã đến với diễn đàn hướng dẫn viên du lịch của lớp C5G1 và C5G2 khoa quản trị lữ hành hướng dẫn trường CĐ Du lịch Hà Nội
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Đây là địa chỉ forum mới của trường cao đẳng du lịch Hà Nội : www.cddl.tk

Nhà Trần (1226-1400) - Phần 1

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả Thông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 492
Age : 33
Đến từ : Hà Nội
Số điểm : 7613
Danh tiếng : 10
Registration date : 08/10/2008

Nhà Trần (1226-1400)  - Phần 1 Vide
Bài gửiTiêu đề: Nhà Trần (1226-1400) - Phần 1 Nhà Trần (1226-1400)  - Phần 1 I_icon_minitime13th August 2009, 8:12 pm

Nhà Trần (1226-1400)  - Phần 1 Den14vuatran
Vương triều Trần tồn tại được 174 năm, gồm 12 đời vua (không kể Dương Nhật Lễ ở ngôi năm 1369).

Họ Trần quê gốc ở hương Tức Mặc (ngoại thành Nam Định), từ nhiều đời sang làm nghề chài lưới ở huyện Long Hưng (Thái Bình), trở thành những hào trưởng có thế lực về kinh tế, quân sự và chính trị. Xuất thân từ tàng lớp bình dân quen nghề sông nước, họ Trần có truyền thống ưa thực dụng phóng khoáng, ít bị những lễ nghĩa Nho giáo khắt khe ràng buộc.Dưới thời Trần, văn hóa Đại Việt đã tạo được thế cân bằng Nam Á – Đông Á, trong đó vẫn nghiêng về gam màu Nam Á bản địa, đậm tố chất dân tộc.

* Nền quân chủ quý tộc dòng họ

Trong việc gây dựng vương triều Trần, người kiến trúc sự nổi bật của dòng họ này là Trần Thủ Độ. Ông là con người của hành động, thực dụng, có tính quyết đoán, ưa chuộng võ nghệ, ít bị ảnh hưởng của Nho giáo. Một mặt, Trần Thủ Độ là người có nhiều khả năng, thủ đoạn, thậm chí không ngần ngại thực hiện những âm mưu tàn bạo (trong việc bức tử Lý Huệ Tông ở chùa Chân Giáo, dùng mưu tiêu diệt dòng họ Lý, buộc những người họ Lý phải đổi thành họ Nguyễn...). Mặt khác, ông là người công minh tận tuỵ, phò vua giúp nước, không vì tình riêng (đối với những người thân như vợ, anh ruột) mà quên mất phép công. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên, Trần Thủ Độ cũng là vị tướng có tinh thần quyết chiến cao với câu nói khảng khái và dũng cảm : "Đầul tôi chưa rơi xuống đất, xin Bệ hạ đừng lo".

Để củng cố vương quyền, nhất là trong những thời kỳ đầu, nhà Trần đã thực hiện một nền chuyên chính - dân chủ dòng họ. Tầng lớp quý tộc tông thất nắm độc quyền lãnh đạo quốc gia. Các chức vụ chủ chốt trong triều đình (nhất là về võ quan, như các tướng lĩnh trong cuộc kháng chiến chống Nguyên) đều do các người họ hàng thân cận với nhà vua nắm giữ. Để đề phòng nạn ngoại thích, nhà Trần đã thực hiện chế độ hôn nhân đồng tộc. Nhiều nhà vua và vương hầu tôn thất nhà Trần đã lấy người trong họ hàng, đôi khi khá gần gũi (như Trần Thái Tông lấy chị dâu, Trần Thủ Độ lấy chị họ, Trần Quốc Tuấn lấy em họ). Mặt khác, các vua Trần cũng hết lòng thương yêu đùm bọc các vương hầu tôn thất, "xong buổi chầu cùng nhau ăn uống, có khi trời tối không về thì đặt gối dài chăn rộng cùng ngủ liền giường với nhau”. Trần Thánh Tông thường căn dặn : “Thiên hạ này là thiên hạ của tổ tông, người nối giữ cơ nghiệp tổ tông nên cùng anh em trong tông thất chung hưởng phú quý. . . Anh em là xương thịt rất thân, gặp lúc lo thì cùng lo, gặp lúc vui thì cũng vui...".

Để bảo đảm tính thận trọng và sự an toàn trong việc kế thừa ngôi vua, cũng như để cho các nhà vua trẻ có thời gian tập dượt điều hành việc nước, nhà Trần đã thực hiện chế độ Thái Thượng hoàng. Thường là khi trên dưới 40 tuổi, các vua Trần đã nhường ngôi cho con, lên làm Thái Thượng hoàng,tiếp tục nắm quyền chính trị cùng với vua con trong một thời gian nữa,trước khì lui về nghỉ ngơi.

* Tổ chức chính quyền và quan chế :

Về các đơn vị hành chính, năm 1242, nhà Trần đã đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ. Đó là các lộ Thiên Trường (Nam Định), Long Hưng (Thái Bình), Quốc Oai (Hà Tây), Bắc Giang (Bắc Ninh, Bắc Giang), Hải Đông (Quảng Ninh),Trường Yên (Ninh Bình), Kiến Xương (Thái Bình), Hồng (Hải Dương), Khoái (Hưng Yên), Thanh Hóa (Thanh Hoá), Hoàng Giang (Hà Nam), Lạng Giang (Lạng Sơn). Sau đó, còn có các phủ như phủ Thiên Trường (do hương Tức Mặc chuyển thành năm 1262), Tân Bình, Nghệ An. Dưới lộ, phủ có châu, huyện, xã, miền núi còn có sách, động. Năm 1307, nhà Trần đổi 2 châu Ô, Lý thu nạp của Champa thành châu Thuận và châu Hoá.

Về quan chế, ở triều đình trung ương có các chức Tam thái, Tam thiếu (sư, phó, bảo), Tam tư (đồ, mã, không), Tướng quốc phần nhiều là hư hàm, mô phỏng nhà Tống. Các chức quan có trách nhiệm cụ thể trong triều là hành khiển, giúp việc sau có các thượng thư, thị lang. Về ngạch võ, có các chức Phiêu kỵ thượng tướng quân (dành riêng cho hoàng tử), Tiết chế tướng quân. Các chức vụ quan trọng trong triều lúc đầu phần lớn là do các quý tộc tông thất nắm giữ, sau do nhu cầu chuyển dần sang giới quan liêu.

Bên cạnh các chức quan quản lý, đời Trần ngày càng phát triển các chức quan chuyên môn như Bí thư sảnh (phụ trách văn thư, thực lực), Quốc Tử Giám (giáo dục), các chức quan kinh tế như Chuyển vận sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ, các chức quan văn hóa như Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Thái y viện, Thái chúc ty (phụ trách việc cầu đảo, lễ nhạc).

Ở cấp địa phương, có các chức an phủ chánh phó sứ, tri huyện, chuyển vận sứ, tuần sát, lệnh úy, chủ bạ, trông coi các việc hộ và hình ở địa phương. Chức quan cai trị kinh thành Thăng Long được tuyển chọn kỹ lưỡng với tiêu chuẩn cao, chức danh lấn lượt được gọi là Bình bạc ty, Đại an phủ sứ rồi Kinh sư đại doãn. Nguyễn Trung Ngạn là Kinh sư đại doãn nổi tiếng thời Trần Anh Tông.

Ở Cấp cơ sở, nhà Trần đặt các chức đại, tiểu tư xã... hoặc có người kiêm 2, 3, 4 xã cùng xã chính. xã sử, xã giám, tất cả gọi là xã quan. Có khả năng đây là một hệ thống chính quyền cơ sở do nhân dân tự đề cử lên, được chính quyền nhà nước duyệt. Tầng lớp bô lão trong các làng xã giữ một vai trò quan trọng, thể hiện trong tinh thần hội nghị Diên Hồng.

Quan lại đời Trần được tuyển dụng qua các phương thức : nhiệm tử (tập ấm), tuyển cử (giới thiệu và bảo lãnh), khoa cử (qua các kỳ thi). Nhà Trần cũng đã định ra lệ khảo duyệt (khảo khóa) các quan theo định kỳ. Vai trò của tầng lớp nho sĩ quan liêu trong bộ máy chính trị thời Trần lúc đầu là khiêm tốn, càng ngày càng gia tăng trong những thời kỳ sau. Tuy nhiên, nhà Trần chưa câu nệ về tiêu chuẩn khoa bảng, mà căn cứ chủ yếu vào thực tài, tinh thần đó đã được người đời sau khen ngợi.

* Tổ chức quân đội

Quân đội nhà Trần là một quân đội mạnh, thiện chiến, được huấn luyện tốt và được thử thách qua các cuộc kháng chiến.

Có các loại quân: cấm quân bảo vệ kinh thành, quân địa phương các lộ và quân của các quý tộc gọi là vương hầu gia đồng, gia binh. Quân Tứ sương coi giữ 4 cửa thành, quân Thiên tử bảo vệ nhà vua được coi là tin cậy nhất, tuyển từ các lộ Thiên Trường và Long Hưng là nơi quê hương của nhà Trần. Trong kháng chiến chống Nguyên, Trần Quốc Toản đã đứng ra chỉ huy một đạo gia binh đông hàng nghìn người.

Quân nhà Trần được phiên chế thành quân và đô (mỗi quân 2400 người), đông tới hàng chục vạn. Trong cuộc hội quân của Trần Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp (1284), số quân lên tới 20 vạn người. Nhưng trong thời bình, số quân thường trực giảm nhiều qua chính sách "ngụ binh ư nông", cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng.

Nhà Trần tuyển quân từ các làng xã, kén chọn các người có sức khỏe. Quân lính được trang bị các loại chiến bào, áo da, sử dụng các loại pháo (tức máy bắn đá) và súng phun lửa gọi là "hỏa khí". Có nhiều loại thuyền chiến các cỡ, loại thuyền phổ biến có 30 mái chèo, có thuyền tới 100 tay chèo (gọi là các trao nhi). Quân nhà Trần rất thiện chiến trên sông nước, nhiều người giỏi tài bơi lặn (điển hình là Yết Kiêu).

Nhà Trần đã cho lập Giảng Võ đường ở phía tây thành Thăng Long để huấn luyện quân sĩ. Bến Đông Bộ Đầu bên sông Hồng là nơi hội quân trong những buổi diễn tập lớn. Các binh thư dùng làm tài liệu huấn luyện tướng sĩ có các cuốn Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn. Ông đã từng chủ trương : “Quân lính cần tinh nhuệ, không cần nhiều”.Tinh thần quyết tâm diệt giặc đã được thể hiện trong dòng chữ “Sát Thát” xăm lên cánh tay của các tướng sĩ trong cuộc kháng chiến chống Nguyên

* Luật pháp

Cũng giống như nhà Lý, dưới thời Trần, đã tồn tại song song hai hình thức pháp luật : luật thành văn do Nhà nước ban hành và luật tục trong các làng xã. Theo tinh thần "vương độ khoan mãnh" (đức độ nhà vua vừa khoan dung vừa nghiêm khắc), luật pháp nhà Trần vừa hàm chứa những quan điểm thân dân vừa tỏ ra hà khắc đối với một số trọng tội.

Năm 1230, Thái Tông đã cho xét các luật lệ đời nước, sửa đổi san định thể lệ cho làm ra sách Quốc triều Thông chế gồm 20 quyển. Năm 1341, Triều đình đã cử Trương Hán Siêu và Nguyễn Trung Ngạn biên soạn bộ Hoàng triều đại điển và khảo đính bộ Hình thư để ban hành.

Cơ quan chuyên trách việc kiện tụng lúc đầu là Đô Vệ phủ, sau đổi thành Tam ty viện. Thẩm hình viện phối hợp tham gia các vụ xét xử, nắm giữ chức năng kiểm sát. Các ngạch quan xử án gọi là kiểm pháp quan, được lựa chọn trong số những quan chức có uy tín về đức độ, công minh và thanh liêm. Trên danh nghĩa, nhà vua là người có quyền quyết định tối hậu trong việc xét duyệt các vụ trọng án.

Pháp luật đời Trần bảo vệ nghiêm ngặt chính thể quân chủ và chế độ đẳng cấp. Tội mưu phản Triều đình bị xếp vào hàng đại nghịch và bị trừng trị rất nặng "phải giết hết thân tộc". Đẳng cấp quý tộc quan liêu được pháp luật ưu đãi, có quyền dùng tiền chuộc tội. Gia nô và nô tì không được quyền tố cáo chủ. Luật pháp cũng quy định tỉ mỉ sự phân biệt về quy chế mũ áo và đồ dùng giữa quan liêu quý tộc và bình dân, cũng như giữa các phẩm vật trong đẳng cáp quan liêu. Trong gia đình, cấm cha con, vợ chồng và gia nô không được kiện cáo nhau.

Pháp luật đời Trần cũng đã bảo vệ quyền tư hữu tài sản của người dân. Có những điều lệnh quy định về cách thức cầm cố, mua bán ruộng đất, làm văn tự, viết chúc thư, người làm chứng. Tội trộm cắp bị trừng trị rất nặng, thích chữ vào mặt, chặt ngón chân, lần thứ ba sẽ bị giết. Những đồ vật lấy trộm một phần sẽ phải đền 9 phần, nếu không đền được bắt vợ con sung làm nô tì.

Trong các làng xã, dân chúng vẫn tuân theo các phong tục cổ truyền, các bô lão giữ vai trò đàn xếp và xét xử. Sứ giả Trung Quốc Trần Phu (Trần Cương Trung) đến Đại Việt thời Trần, có nhận xét là lúc này “ tục dân vẫn còn nông nổi, chưa biết đến lễ nhạc Trung Hoa”.

(Còn
tiếp)
Về Đầu Trang Go down
https://c5g12.forumvi.com

Nhà Trần (1226-1400) - Phần 1

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn hướng dẫn viên du lịch C5G1 và C5G2 :: Học tập :: Lịch sử :: Thời kì lịch sử -

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!