Diễn đàn hướng dẫn viên du lịch C5G1 và C5G2
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Chào mừng các bạn đã đến với diễn đàn hướng dẫn viên du lịch của lớp C5G1 và C5G2 khoa quản trị lữ hành hướng dẫn trường CĐ Du lịch Hà Nội
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Đây là địa chỉ forum mới của trường cao đẳng du lịch Hà Nội : www.cddl.tk

KHỞI NGHĨA LAM SƠN:

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả Thông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 492
Age : 33
Đến từ : Hà Nội
Số điểm : 7613
Danh tiếng : 10
Registration date : 08/10/2008

KHỞI NGHĨA LAM SƠN: Vide
Bài gửiTiêu đề: KHỞI NGHĨA LAM SƠN: KHỞI NGHĨA LAM SƠN: I_icon_minitime22nd August 2009, 9:52 pm

1. Những phong trào đấu tranh trước khởi nghĩa Lam Sơn

Mặc dù nhà Minh sau khi diệt nhà Hồ, tuyên bố là "con cháu họ Trần không còn ai nữa" nhưng trên thực tế, các tôn thất nhà Trần vẫn tìm cách tập hợp lại, nổi lên chống ách đô hộ của quân Minh. Tiêu biểu là hai cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng, sử cũ gọi là "nhà Hậu Trần".

Trần Ngỗi (còn gọi là Trần Quỹ) là con thứ vua Trần Nghệ Tông, năm 1407, nổi lên khởi nghĩa ở Yên Mô (Ninh Bình) được suy tôn là Giản Định Đế. Đông đảo dân chúng và các quý tộc Đại Việt cũ đã hưởng ứng đi theo, trong đó có những tướng giỏi như Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Sau khi giải phóng vùng đất Thanh - Nghệ rộng lơn, nghĩa quân tiên ra Bắc, đại thắng quân Minh trong trận Bô Cô (Ý Yên, Nam Định tháng 12-1408) diệt 10 vạn địch. Tướng giặc Mộc Thạnh phải chạy trốn về thành Cổ Lộng. Uy thế khởi nghĩa tăng lên nhanh chóng.

Tuy nhiên, khởi nghĩa không duy trì được lâu. Ngay sau đó, nội bộ các tướng lĩnh bị chia rẽ nghiêm trọng. Các tướng Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân đã bị sát hại (1409), lực lượng nghĩa quân suy yếu. Trương Phụ và Mộc Thành tập trung tấn công, nghĩa quân phải lui về Nghệ An, sau đó Trần Ngỗi bị bắt. Lực lượng còn lại sáp nhập vào khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng.

Trần Quý Khoáng là cháu Trần Nghệ Tông tiếp tục khởi nghĩa (1409), xưng là Trùng Quang Đế, được đông đảo nhân dân ủng hộ. Các con của Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cũng theo về. Nghĩa quân kiểm soát được vùng Thanh- Nghệ và Thuận- Quảng, có lần tiến ra tới Bình Than (Hải Dương). Viện binh địch của Trương Phụ tăng cường đàn áp, Nguyễn Biểu nêu gương bất khuất, anh dũng hy sinh (1413). Sau đó, nghĩa quân đã thất bại ở Ái Tử (Quảng Trị). khởi nghĩa tan rã. Các lãnh tụ đều bị bắt và bị giết. Những cuộc khởi nghĩa chống Minh của nhà Hậu Trần thất bại, vì nó đã diễn ra lẻ tẻ, rời rạc, thiếu phối hợp và thiếu đoàn kết. Nó đánh dấu sự suy tàn và bất lực của tầng lớp quý tộc họ Trần trước những đòi hỏi mới của lịch sử.

Cũng trong thời thuộc Minh, đã có nhiều hình thức đấu tranh khác chống lại ách đô hộ. Đông đảo giới sĩ phu đã có thái độ phản kháng, bất hợp tác với địch. Lúc đó, đã có câu truyền miệng : “Muốn sống ẩn vào rừng núi, muốn chết làm quan triều Minh". Nguyễn Phi Khanh khảng khái dặn Nguyễn Trãi báo đền nợ nước. Lê Cảnh Tuân viết "Vạn ngôn thư” gửi Thổ quan Bùi Bá Kỳ, khuyên nên tỉnh ngộ, rời bỏ hàng ngũ giặc. Quân Minh đã nhận xét về tầng lớp ngụy quan : “ Đầu mục ở Giao Chỉ có kẻ hàng rồi lại phản,ăn ở hai lòng... ".

Ở miền núi thuộc Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Nghệ An có phong trào "nghĩa quân áo đỏ" của các tộc người thiểu số chống lại giặc Minh, kéo dài trong nhiều năm. Ngoài ra, có phong trào nổi dậy ở các miền biển như Hải Phòng, Đồ Sơn, Quảng Ninh với Lê Ngã (nguồn gốc gia nô) hay Phạm Ngọc (xuất thân nhà sư). Giặc Minh thú nhận "Người Giao Chỉ- giặc cướp nổi lên như ong, mỗi khi nghe giặc nổi lên là cùng nhau hưởng ứng…tan rồi lại hợp”.

Phong trào đấu tranh chống Minh với nhiều hình thức là một phong trào quần chúng , đông đảo rộng kháp, đã phối hợp và dọn đường cho khởi nghĩa Lam Sơn.

2. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xây dựng và bảo vệ căn cư địa vùng rừng núi Thanh Hóa (1418 - 1423)

Lam Sơn - nơi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa có tên Nôm là làng Cham, nằm bên tả ngạn sông Chu (thuộc Thọ Xuân, Thanh Hoá). Về địa thế, đó là nơi giao tiếp giữa đồng bằng và miền núi, thuận lợi cho khi lực lượng còn non yếu, có thể thủ hiểm chống vây quét. Nhưng một khi lực lượng đã lớn mạnh, có thể từ đó tiến xuống làm chủ những vùng đất rộng, người đông. Về cư dân, ở đây đã tập hợp và đoàn kết nhiều tộc người. Nhiều tướng lĩnh Lam Sơn có nguồn gốc từ những tộc người thiểu số khác nhau như Mường (Lê Lai , Lê Hiến, Lê Hưu), Thái (Lê Cố, Xa Khả Sâm, Cầm Quý) hoặc Tày (Lý Huề ).

Linh hồn của cuộc khởi nghĩa là hai lãnh tụ xuất sắc: Lê Lợi và Nguyễn Trái. Lê Lợi là một hào trưởng thuộc giai tầng xã hội mới (địa chủ bình dân) có uy tín và thế lực lên, tính hào phóng và quyết đoán, đã tập hợp được những gia nhân và nông dân trong vùng. Nguyễn Trãi là người tài đức song toàn, có nguồn gốc vừa quý tộc vừa bình dân, lại có tri thức cao (đỗ Thái học sinh thời Hồ) vừa có thực tiễn cuộc sống (đã trải qua các triều Trần, Hồ và thời thuộc Minh). ông là người nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, thân dân và chiến thuật “tâm công" (đánh vào lòng 'người). Các lãnh tụ Lam Sơn đã biết sử dụng những yếu tố thuận lợi mang tính tổng hợp (thiên thời, địa lợi, nhân hòa) để tiến hành khởi nghĩa.

Năm 1416, Lê Lợi và 18 người dã tổ chức Hội thề Lũng Nhai (làng Mé,cách Lam Sơn 10km), nêu cao quyết tâm đoàn kết diệt giặc, đặt cơ sở cho sự hình thành lực lượng nòng cốt lãnh đạo khởi nghĩa. Đầu năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch kêu gọi nhân dân đứng lên cứu nước. Lúc này, lực lượng quân sĩ còn rất ít, lại thiếu thốn lương thảo :

“ Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần
Lúc Khôi Huyện quân không một đội “
(Bình Ngô đại cáo)

Ngay sau khi nổ ra khởi nghĩa, nghĩa quân phải liên tiếp chống lại 3 lần quân địch vây quét ở núi Chí Linh. Trong gian khổ, có nhiều gương chiến đấu hy sinh dũng cảm, điển hình là việc "Lê Lai liều mình cứu Chúa”.

Lợi dụng khó khăn của nhà Minh và để bảo toàn lực lượng về quân sự và chính trị, Lê Lợi đã tìm cách tạm hòa hoãn với địch trong hơn 1 năm (1423-1424). Kết quả của kế sách này đã giữ vững được căn cứ địa, chặn đứng âm mưu tiêu diệt khởi nghĩa của quân địch, chuẩn bị đón chờ thời cơ mới.

(Còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
https://c5g12.forumvi.com

KHỞI NGHĨA LAM SƠN:

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn hướng dẫn viên du lịch C5G1 và C5G2 :: Học tập :: Lịch sử :: Thời kì lịch sử -

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!