Diễn đàn hướng dẫn viên du lịch C5G1 và C5G2
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Chào mừng các bạn đã đến với diễn đàn hướng dẫn viên du lịch của lớp C5G1 và C5G2 khoa quản trị lữ hành hướng dẫn trường CĐ Du lịch Hà Nội
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Đây là địa chỉ forum mới của trường cao đẳng du lịch Hà Nội : www.cddl.tk

Sách hay lắm đó

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả Thông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 492
Age : 33
Đến từ : Hà Nội
Số điểm : 7613
Danh tiếng : 10
Registration date : 08/10/2008

Sách hay lắm đó Vide
Bài gửiTiêu đề: Sách hay lắm đó Sách hay lắm đó I_icon_minitime15th November 2008, 5:57 pm

Sách hay lắm đó Mindmap


Bản đồ tư duy trong công việc là cuốn sách đang gây xôn xao dư luận những ngày gần đây. "Xôn xao" không phải vì "hot", vì thời thượng, hay vì những lý do ABC gì đó mang tính phong trào. "Xôn xao" vì nó đang là một điều quá mới mẻ, quá lạ lẫm, "tai chửa được nghe, mắt chưa từng ngó", thậm chí "óc chưa từng nghĩ", đối với phần lớn người Việt.

Với bên ngoài không nói, nhưng ở Việt Nam, nơi mà hệ thống giáo dục quá giáo điều, coi học sinh thuần tuý là cái thùng chứa thông tin mà không hề dạy họ cách sử dụng những thông tin đó, thì đây quả thực là một lối tư duy mới, trái ngược 1800, nếu được áp dụng sẽ tạo đột phá, thậm chí tạo cuộc cách mạng (không chỉ trong giáo dục, mà trong lối tư duy của con người).


Chưa kịp áp dụng nên chưa thể đánh giá được hiệu quả thực sự của nó. Phương pháp nào cũng vậy thôi, đều có cả mặt hay mà mặt dở. Tuy nhiên, có phương pháp hay nhiều dở ít, mà có phương pháp thì ngược lại. Nhưng một điều nhìn thấy được ngay là phương pháp mới này sẽ khắc phục được những nỗi ngán ngẩm hiện tại của một lối tư duy câu chữ trì trệ, thụ động mà nền giáo dục đáng kính của nước nhà đã có công lớn tạo dựng nên trong vài thập kỷ qua (Không nói tới nền giáo dục "cũ" lạc hậu làm gì nhé).

Nhưng không chỉ đối với giáo dục. Bản đồ tư duy là phương pháp thể hiện suy nghĩ (tư duy) của con người dưới dạng sơ đồ/ bản đồ (từ ngữ là do người dịch) nên có thể áp dụng với mọi lĩnh vực, từ hoạch định kế hoạch tương lai đến việc đi siêu thị (đi chợ)...


Sách hay lắm đó LapbandotuduyL


Để làm điều đó, mới xuất hiện thêm cuốn này. Quan trọng nhất là chương 3.

Hướng dẫn tỉ mỉ nhưng rất đơn giản, chỉ cần nhìn hình đã hiểu, khỏi phải diễn giải loằng ngoằng "mục đích, yêu cầu, ý nghĩa" này nọ như cái form được coi là chuẩn của những bài thuyết giảng hiện nay chúng ta đang theo.

Sách hay lắm đó IMGOWPJXV0XRI

Để dễ hình dung, xin hãy xem minh họa này. Với việc đơn giản nhất là shopping mà cũng có thể vẽ bản đồ thế này, nói gì nhhững "tư tưởng vĩ đại".


Sách hay lắm đó IMGNHBSG6G8PV

Rất logic, mạch lạc- mà tư duy cần nhất điều này.
Rất trực quan, thể hiện rõ mọi liên hệ, liên kết, quan hệ... từ cái gì đến cái gì...
Và rất tổng thể, như sơ đồ của thành phố, nhìn là thấy ngay cái gì ở đâu, như thế nào, tương tác ra sao với những cái còn lại. Không như diễn dịch, ý I ở trang 4, ý II ở trang 13, ý III ở.... lúc cần tìm các ý thì phải tìm thêm viên tobicom sáng mắt và viên paradon giảm đau đầu.

Nhưng,
Giống như truyện tranh, phương pháp này chắc chắn sẽ làm suy giảm khả năng ngôn ngữ và diễn đạt bằng ngôn từ của người thực hiện. Nếu truyện tranh chỉ cần "Á!", "Ối!", "Huỵch", "Bụp"... thì phương pháp tư duy này phó mặc sự diễn đạt ngôn từ cho khả năng tự có của mỗi người. Đây là cái hạn chế đầu tiên có thể nhìn thấy ngay. Nếu tất tần tật mọi suy nghĩ đều thể hiện bằng phương pháp này thì chắc môn văn sẽ tới hồi nguy khốn, và cái gọi là bloging mà bà con ta đang mải mê say đắm này sẽ thành một chuyện kỳ dị không thể tưởng tượng!!! Hic.

Nhưng, lại nhưng...
Không sao cả. Cứ có một tư duy mạch lạc đi, thì rồi làm gì cũng dễ. Tôi thấy cả đống những người học toán mà vẫn làm thơ, viết truyện được (nhưng chưa thấy nhà thơ nào làm toán. ) Các nhà khoa học mà chơi đàn, viết nhạc, vẽ vời cũng nhiều (chứ các nghệ sỹ làm khoa học... hí hí... ).

Thế nên không sợ cái tư duy logic của toán học (trong truờng hợp này là hình học phẳng) làm hỏng các loại tư duy khác (tư duy ngôn ngữ, tư duy biểu tượng gì gì đó...).

Đương nhiên, tốt nhất là kết hợp. Lúc nào cần vẽ bản đồ thì ta vẽ. Lúc nào cần "giãi" lòng để "bày" lên blog thì ta lại "giãi". Hì hì. Tóm lại là "Không sợ!", cứ lập bản đồ tư duy đi!

Mới chỉ là cảm nhận ban đầu thôi- rất rất "ban đầu" nữa ấy. Còn nhận xét chín chắn hơn thì phải để kiểm nghiệm đã.

Một số thông tin liên quan có thể tham khảo thêm:

Tony Buzan, người vẽ bản đồ tư duy

FreeMind - Phần mềm vẽ bản đồ tư duy (Riêng phần mềm này tôi chưa load thử- vì đã có rồi- nên không rõ thế nào. Gặp trên dường thì nhặt về khoe với mọi người thôi).

----------------------

Nói thêm: Cả 2 cuốn sách trên đều đắt lè lưỡi. Cuốn Bản đồ tư duy trong công việc" 39K đồng còn cố gắng chấp nhận được, chứ cuốn "Lập Bản đồ tư duy" có 118 trang khổ 13cm X 15cm, mỗi trang vài chữ như sách vỡ lòng (chắc là nội dung các slides của tác giả) mà tận 24K đồng. Mua mà vừa móc ví vừa nghiến răng trèo trẹo...


Phen này ông quyết đi buôn... sách,
Vừa bán vừa vơ, kiếm ối tiền.
(Cúi đầu xin cụ Tú Xương chữ "Đại xá"!)

Nếu muốn áp dụng kiểu mì ăn liền thì chỉ cần cuốn thứ 2, sẽ làm được luôn, kiểu như "Gõ phím space thì tiến, backspace thì lùi".
Về Đầu Trang Go down
https://c5g12.forumvi.com

Sách hay lắm đó

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn hướng dẫn viên du lịch C5G1 và C5G2 :: Học tập :: Sơ đồ tư duy (Mind mapping) :: Sách về bản đồ tư duy -

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!