Diễn đàn hướng dẫn viên du lịch C5G1 và C5G2
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Chào mừng các bạn đã đến với diễn đàn hướng dẫn viên du lịch của lớp C5G1 và C5G2 khoa quản trị lữ hành hướng dẫn trường CĐ Du lịch Hà Nội
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Đây là địa chỉ forum mới của trường cao đẳng du lịch Hà Nội : www.cddl.tk

Giá cả thị trường cuối năm lại tăng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả Thông điệp
trangkutehd



Tổng số bài gửi : 94
Số điểm : 2793
Danh tiếng : 0
Registration date : 29/07/2010

Giá cả thị trường cuối năm lại tăng Vide
Bài gửiTiêu đề: Giá cả thị trường cuối năm lại tăng Giá cả thị trường cuối năm lại tăng I_icon_minitime2nd January 2011, 10:07 am

Các mặt hàng tăng giá bao gồm: nước giải khát (khoảng 10%), thực phẩm chế biến (tăng 20%), bánh kẹo các loại (tăng khoảng 20%)...
Giá cả thị trường cuối năm lại tăng Gia%20ca%20thi%20truong

Nhiều cơ quan quản lý cùng các chuyên gia kinh tế đã đưa ra dự báo hai tháng còn lại của năm 2007 và kéo dài sang tháng 2/2008 (thời điểm trước Tết Nguyên đán), giá nhiều mặt hàng sẽ còn “sôi sùng sục” và sức ép tăng giá ngày càng lớn dần, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu như lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng, dịch vụ du lịch, ăn uống... Bởi vậy, việc kiềm chế và bình ổn thị trường, giá cả những tháng tới đang trở thành nhiệm vụ cực kỳ khó khăn đối với các nhà quản lý, cơ quan chức năng, địa phương và Chính phủ.

Giá cả rình rập tăng
Theo Bộ Công thương, dự báo sức mua xã hội trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tý 2008 sẽ tăng 20%- 30% so với Tết Nguyên đán 2007. Hiện nay, các bộ, ngành chức năng đang tập trung điều hành để đáp ứng đủ nguồn hàng phục vụ nhu cầu của thị trường, tuy nhiên về mặt giá cả thì lại rất “khó nói”. Một quan chức của Bộ này cho rằng, giá nhóm hàng lương thực- thực phẩm có nhiều khả năng vẫn tăng cao nhất và cũng là mặt hàng khó ghìm giá nhất do nhu cầu quá lớn trong khi dịch bệnh và thiên tai vẫn hoành hành.

Ngay từ thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã báo giá hàng phục vụ Tết cho các siêu thị tăng trung bình từ 15% - 20%. Theo bà Nguyễn ánh Hồng, Giám đốc hệ thống siêu thị Maximark, ngay từ đầu tháng 10, đã có những đơn vị đã báo giá tăng 3 lần với mức tăng tổng cộng lên đến 30%. Đến tháng 12, siêu thị Citimart bắt đầu trữ hàng để phục vụ Tết nhưng hiện nay các doanh nghiệp đã báo giá và hầu hết đều tăng ít nhất 10%, thậm chí có những đơn vị chào giá tăng tới 20%. Tại các thị trường lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng..., dự báo giá thực phẩm, đặc biệt là mặt hàng thịt lợn, gà, bò, thủy hải sản có thể đột biến vào tháng 12/2007 và tháng 1/2008.

Ngoài thực phẩm, giá lương thực cũng sẽ tăng nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Hiện nay, nước lũ đang dâng cao và tình hình dịch bệnh trên cây lúa đang tiềm ẩn nguy cơ tái phát, nếu tình hình này không được ngăn chặn, sản lượng vụ lúa đông xuân sẽ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, do các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký (xuất khẩu gạo tháng 10/2007 ước đạt 250.000 tấn, ước 10 tháng/2007 đạt 4.250 triệu tấn) và giá gạo thế giới ở mức cao nên hiện giá lương thực tăng 50-100 đ/kg tại một số nơi, phổ biến ở mức 3.150- 3.250 đ/kg (thóc tẻ) và 4.800- 5.200 đ/kg (gạo tẻ). Tổ điều hành thị trường trong nước dự báo, giá lương thực sẽ vẫn tiếp đà tăng này trong những tháng cuối năm nay và đầu năm 2008. Bên cạnh đó, giá một số mặt hàng thiết yếu khác như rau, củ, quả, thuốc chữa bệnh, sữa... cũng sẽ tăng, nhất là vào dịp Tết.

Ghìm cương “con ngựa giá”
Đã thành tiền lệ, dịp cuối năm và trước Tết Nguyên đán, giá cả hàng hóa lại có dịp “hò nhau” tăng. Năm nay, diễn biến này thậm chí còn có thể căng thẳng hơn do cho đến thời điểm này giá nhiều mặt hàng đã quá “nóng”.

Trước diễn biến giá cả thị trường dịp cuối năm rất “nóng”, đe dọa khả năng có những mặt hàng tăng giá đột biến, ngày 31/10 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 23 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp điều hành giá cả, bình ổn thị trường trong những tháng cuối năm 2007 và phục vụ Tết Nguyên đán Mậu Tý 2008. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố và các hiệp hội ngành hàng tiếp tục tổ chức thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các giải pháp kiềm chế tăng giá, bình ổn thị trường.
Giá cả thị trường cuối năm lại tăng Sieuthi
Đặc biệt, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm và nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc để bảo đảm nguồn hàng và yêu cầu điều hành giá cả thực phẩm. Các bộ, ngành địa phương tập trung kiểm soát giá các mặt hàng đang có xu hướng tăng cao như lương thực, thực phẩm, phân bón, thuốc chữa bệnh, sắt, thép, sữa, gas... Bộ Công thương chỉ đạo các doanh nghiệp trong thời gian này không tăng giá bán lẻ xăng, dầu. Bộ Tài chính bố trí kinh phí để bù lỗ kịp thời đối với kinh doanh dầu. Trường hợp chưa xác định được mức bù lỗ của cả năm thì cho tạm ứng để doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có vốn hoạt động.

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng mới đây cũng yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương trình Chính phủ ban hành Chỉ thị của Thủ tướng về bình ổn giá thị trường, giá cả bất động sản. Bên cạnh đó, bộ này cần tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giao đất, xây dựng, hoàn thành các công trình, dự án nhằm tăng nguồn cung hàng hóa bất động sản cho thị trường. Chính phủ lưu ý bộ cần tổ chức tốt hệ thống thông tin thị trường, giá cả bất động sản công khai, minh bạch, để các nhà đầu tư, người dân có nhu cầu dễ dàng tiếp cận, góp phần chống đầu cơ, nâng giá bất hợp lý.

Về phía các địa phương và bộ, ngành, để bình ổn giá cả thị trường cuối năm và dịp Tết 2008, Hà Nội đang có chủ trương thành lập quỹ hỗ trợ bình ổn giá, cho các doanh nghiệp vay vốn tích trữ hàng hoá với số lượng, chất lượng đảm bảo. Đồng thời, để chuẩn bị cho công tác phục vụ Tết Mậu Tý, Sở Thương mại Hà Nội sẽ tổ chức cho các doanh nghiệp đi khai thác nguồn hàng tại các tỉnh.

Lực lượng quản lý thị trường sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động giết mổ, kinh doanh mặt hàng thịt gia súc, gia cầm, thực phẩm chế biến, kiểm tra việc niêm yết giá, phát hiện các hiện tượng đầu cơ tích trữ hàng hoá bất hợp pháp. Ngay từ lúc này, các doanh nghiệp, siêu thị tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã chuẩn bị tập kết nguồn hàng khá phong phú phục vụ cho thị trường Tết. Để đảm bảo nguồn cung từ nay đến cuối năm và cho Tết Nguyên đán Mậu Tý 2008, Bộ Công thương cũng đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính có giải pháp thích hợp về tài chính để các địa phương, nhất là đối với các thành phố lớn cho doanh nghiệp vay vốn và hỗ trợ lãi suất khoảng 5-6 tháng để dự trữ hàng hoá thực phẩm phục vụ Tết.

Nhằm ổn định giá lương thực, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Công thương và Hiệp hội lương thực Việt Nam sẽ đánh giá lại sản lượng để đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống, trên cơ sở đó có kế hoạch điều hành xuất khẩu gạo hợp lý, mặt khác tiếp tục phòng ngừa sâu bệnh... Tất cả những nỗ lực này đều nhằm đến mục tiêu: hạ nhiệt thị trường cuối năm và Tết Nguyên đán, giảm bớt sức nóng của CPI


Xem thêm:
tin chung khoan ||
khuyen mai ||
thong tin khuyen mai ||
video ban thang dep ||
thiep nam moi ||
xo so kien thiet




Về Đầu Trang Go down

Giá cả thị trường cuối năm lại tăng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn hướng dẫn viên du lịch C5G1 và C5G2 :: Thế Giới Ảnh :: Ảnh Nghệ Thuật -

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!