Diễn đàn hướng dẫn viên du lịch C5G1 và C5G2
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Chào mừng các bạn đã đến với diễn đàn hướng dẫn viên du lịch của lớp C5G1 và C5G2 khoa quản trị lữ hành hướng dẫn trường CĐ Du lịch Hà Nội
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Đây là địa chỉ forum mới của trường cao đẳng du lịch Hà Nội : www.cddl.tk

Thị trường quảng cáo Việt Nam tăng nhanh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả Thông điệp
trangkutehd



Tổng số bài gửi : 94
Số điểm : 2793
Danh tiếng : 0
Registration date : 29/07/2010

Thị trường quảng cáo Việt Nam tăng nhanh Vide
Bài gửiTiêu đề: Thị trường quảng cáo Việt Nam tăng nhanh Thị trường quảng cáo Việt Nam tăng nhanh I_icon_minitime19th January 2011, 7:50 pm

Với tốc độ tăng trưởng khoảng 40% năm, doanh thu năm 2007 khoảng 1 tỷ USD, thị trường quảng cáo Việt Nam đang có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực châu Á. Theo Công ty nghiên cứu thị trường TNS, nếu như năm 2006, tổng doanh số quảng cáo của ba kênh quảng cáo gồm báo in, truyền thanh, truyền hình khoảng 313 triệu USD, thì năm 2007 con số này là 440 triệu USD. Trong đó báo in khoảng 107 triệu USD, truyền thanh khoảng 1,1 triệu USD, truyền hình khoảng 330 triệu USD... Chi phí quảng cáo được ghi nhận trên 27 kênh truyền hình, một kênh phát thanh FM, và 60 đầu báo và tạp chí. Còn theo Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam (VAA) tất cả các loại hình báo chí bao gồm khoảng 620 tờ báo in với khoảng 800 ấn phẩm, 68 đài phát thanh và truyền hình ở trung ương và địa phương, trên 50 đơn vị báo điện tử hầu như đều tham gia quảng cáo. Về quảng cáo ngoài trời, theo VAA hiện ở Việt Nam mới chỉ có một số doanh nghiệp làm quảng cáo ngoài trời, còn phần nhiều là kết hợp, doanh số chung chiếm khoảng 20% trong toàn ngành quảng cáo.



Tăng chóng mặt
Giải thích nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh mẽ này, ông Hà Văn Tăng, Phó chủ tịch VAA cho rằng do tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cao, nhận thức dành ngân sách cho quảng cáo của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang ngày một cao. Ngoài ra, theo Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen tỷ lệ tiêu dùng ngành hàng thành thị ở Việt Nam đang đứng đầu Châu Á, với tỷ lệ tăng trưởng là 20% so với 11% của Trung Quốc, 4% của Thái Lan, 3% của Đài Loan…
Thị trường quảng cáo Việt Nam tăng nhanh TT-quang-caoBản thân các công ty quảng cáo cũng đang ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn nhờ tác động tích cực từ hội nhập kinh tế toàn cầu. Theo ông Tăng tác động đó thể hiện qua một số điểm như từ quảng cáo đơn thuần là các mẩu tin trên báo đơn sơ nhưng bây giờ đi vào có tính nghệ thuật, có tính văn hóa cao. Bên cạnh đó, đang có sự chuyển dịch các kênh quảng cáo một cách mạnh mẽ, báo in, truyền hình vẫn giữ những vị trí nhất định, còn internet đang bắt đầu phát triển mạnh.
Theo VAA, đến hết năm 2007 có khoảng 3.000 DS tham gia quảng cáo, còn theo TNS con số này vào khoảng 5.000. Tuy nhiên, theo ông Tăng trong số này chỉ khoảng 100 DN là thực sự hoạt động chuyên nghiệp với doanh số khoảng 20 tỷ đồng/năm trở lên. “Chỉ khoảng 20 đơn vị có tên tuổi được ghi nhận là có tính chuyên nghiệp với dịch vụ cung cấp quảng cáo trọn gói. Hà Nội có 3 DN, TP Hồ Chí Minh có 17”, ông Tăng nói. Trên phân khúc đó, các công ty quảng cáo nước ngoài tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ về số lượng - khoảng 30 DN nhưng lại chiếm tới 80% thị phần xét về doanh thu. Nguyên nhân của sự chênh lệch lớn này, theo ông Tăng, các DN quảng cáo trong nước thua và yếu về các mặt như công nghệ, tài chính, tính chuyên nghiệp, và đa phần đi làm thuê lại cho các DN nước ngoài.




Xu hướng
Nhận thức của các DN Việt Nam về quảng cáo đang rất khác nhau nhưng hầu hết là đã bắt đầu thấy được tầm quan trọng của dịch vụ này. “Nhiều DN đã xây dựng chiến lược quảng cáo cho sản phẩm và dịch vụ của mình như một trong những nội dung quan trọng nhất của kế hoạch mở rộng và chiếm lĩnh thị trường”, ông Thụy nói. “Xu thế này đang phổ biến và đó là dấu hiệu tốt cho sự phát triển của ngành này trong những năm tới”.Ý kiến khác cho rằng doanh thu từ các loại hình quảng cáo “below-the-line” (BTL - gồm tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng, phát tờ rơi…) đang có xu hướng vươn lên ngan bằng với loại hình quảng cáo truyền thống "above-the-line” (ATL: sáng tạo thương hiệu, quảng cáo trên báo, đài…). “Nếu trước đây tỉ lệ doanh thu giữa hai loại hình này là 30/70 thì nay tỉ lệ này đang tiệm cận tới ngưỡng 50/50”, bà Tina nói: “Các loại hình quảng cáo BTL đang rất được các DN ưa chuộng vì tính hiệu quả của nó trong khi đó các công ty quảng cáo nước ngoài chỉ thiên về ATL. Do vậy, đây sẽ là một thị trường tốt cho các công ty quảng cáo Việt Nam”.
Theo nhận định của VAA các công ty nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, cơ cấu tổ chức manh mún sẽ hụt hơi và không còn chỗ đứng lâu dài. Việc hợp tác ra đời một công ty truyền thông lớn là phù hợp với xu thế cạnh tranh hiện tại. Điển hình là PetroVietnam hồi tháng 08/2007 cùng với 5 thành viên góp vốn đã thành lập Công ty cổ phần truyền thông VietnamToday với số vốn 30 tỉ đồng. Còn Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) cũng đã thành lập Công ty cổ phần truyền thông tài chính dầu khí với số vốn 100 tỉ đồng. Công ty này có sự tham gia của các công ty quảng cáo, truyền thông như Công ty Nhị Hà và Việt Ba.
Theo tìm hiểu của DN&TH, Vietnam Airlines cũng đã có đề án thành lập công ty truyền thông, quảng cáo riêng của mình nhằm tận dụng thế mạnh của ấn phẩm chuyên biệt Heritage, Heritage Fashion mà hãng hàng không này đang sở hữu. Cũng theo thông tin không chính thức, Phòng Thương mại-Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đang có kế hoạch thành lập công ty quảng cáo, truyền thông, sự kiện của mình để tận dụng thế mạnh của các DN hội viên.
Xem thêm:tin chung khoan ||khuyen mai ||thong tin khuyen mai ||video ban thang dep ||thoi trang || xo so kien thiet

Về Đầu Trang Go down

Thị trường quảng cáo Việt Nam tăng nhanh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn hướng dẫn viên du lịch C5G1 và C5G2 :: Thế Giới Ảnh :: Ảnh Nghệ Thuật -

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!